Ngày rằm là ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc cúng kiến. Thờ cúng ngày rằm giúp tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Từ đó cầu mong sự bình yên cho gia đình. Vậy giá trị tâm linh của ngày rằm là gì? Các bạn hãy cùng Mộc Trầm Hương tìm hiểu trong bài viết này nhé!
-
Ngày rằm là ngày nào?
Ngày rằm là ngày trăng tròn. Tức là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Vào ngày này mặt trăng sẽ được mặt trời chiếu rọi nên từ trái đất có thể nhìn thấy mặt trăng tròn và sáng nhất trong tháng.
Trong ngày rằm, mặt trăng sẽ đạt đến độ tròn đẹp nhất.
Một năm có 12 lần trăng rằm hoặc 13 lần nếu đó là năm nhuận.
-
Ngày rằm cúng gì?
Vào ngày rằm các gia đình Việt thường chuẩn bị lễ cúng đơn giản. Lễ vật cúng rằm hàng tháng gồm có:
- Nhang
- Trầu cau
- Rượu
- Hoa
- Trái cây
Đây chính là những lễ vật cơ bản cần phải chuẩn bị ở trong buổi lễ. Các lễ vật này có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Một mâm lễ cúng rằm đơn giản chỉ cần thắp nén nhang và một ít bánh kẹo, nước là đủ.
-
Giá trị tâm linh của ngày rằm
Ngày rằm hàng tháng chính là thời điểm mà mặt trời chiếu sáng mặt trăng nhiều nhất. Chúng có thể nhìn rõ nhau và thấu suốt nhau. Vậy nên nó soi chiếu vào mọi tâm hồn của con người, vào những chỗ sâu thẳm nhất trong tâm hồn. Ánh trăng đó giúp tâm hồn trở nên trong sạch và gội rửa được những vẩn đục ở trong lòng.
Ngày rằm hàng tháng chính là thời điểm mà mặt trời chiếu sáng mặt trăng nhiều nhất
Vậy nên ngày rằm là ngày tốt nhất để tưởng nhớ đến tổ tiên và cúng bái ông bà. Sau đây là những ngày rằm quan trọng trong năm.
-
Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng Nguyên. Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu năm. Thông thường trăng sẽ xuất hiện trên bầu trời từ giữa ngày 14 âm đến giữa đêm ngày 15 tháng 1 âm lịch.
Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng Nguyên
Vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm người ta thường lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành. Ngoài ra vào ngày này người ta thường cúng sao giải hạn. Tại các chùa, am thường hướng dẫn Phật tử cùng tụng niệm những bài kinh hồi hướng công đức để bản thân, gia đình được tai qua nạn khỏi, cuộc sống được an lành.
Việc cúng rằm tháng Giêng diễn ra ở nhiều nơi và là một văn hóa lâu đời. Nhiều hoạt động văn hóa tâm linh thường được khai mạc vào ngày này.
-
Ý nghĩa ngày rằm tháng 4
Rằm tháng Tư là Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Lễ Phật Đản Sinh. Là lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Các nước theo Phật giáo thì rằm tháng tư là một ngày đại lễ. Trong ngày này Phật tử ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện khác.
Rằm tháng Tư là Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Lễ Phật Đản Sinh
Ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng 4) là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo. Vậy nên còn gọi là ngày Đức Phật nhập Niết Bàn.
Ở nước ta, Lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Các địa phương tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng. Bên cạnh đó họ còn tổ chức thuyết pháp cùng các buổi diễn văn nghệ, thi làm đèn lồng.
Bên cạnh đó các Phật tử còn thường đến chùa làm công quả và tham gia hoạt động thiện nguyện. Họ cũng nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về những việc làm của bản thân để làm cho tâm hồn được an nhiên, tự tại.
-
Ý nghĩa ngày rằm tháng 7
Rằm tháng Bảy là Lễ Vu Lan báo hiếu. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Đồng thời nhắc nhở con cháu báo hiếu bằng những việc từ tâm, thiện nguyện. Theo tín ngưỡng dân gian, đây còn là ngày ân xá cho vong nhân. Vậy nên có lễ cúng cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân để thờ cúng. Và đây cũng là ngày mọi tù nhân ở địa ngục được thoát sanh về cảnh giới an lành.
-
Ý nghĩa ngày rằm tháng 8
Rằm tháng 8 còn được gọi là tết trung thu
Rằm tháng Tám hay Tết Trung Thu là một trong những ngày trăng tròn đẹp và sáng nhất trong năm. Nghĩ đến Tết trung thu người ta nghĩ ngay đến ngày đoàn viên gia đình và ngày vui chơi của các em nhỏ. Vào rằm tháng Tám, người ta thường tổ chức tiệc trăng. Trẻ em chơi lồng đèn, múa hát vui vẻ dưới ánh trăng và được người lớn tặng bánh kẹo. Người ta cũng xem đây là một dịp đặc biệt và biếu nhau những hộp bánh trung thu ý nghĩa.
-
Ý nghĩa ngày rằm tháng 10
Rằm tháng Mười còn được biết đến là Tết Hạ Nguyên. Đây được xem là ngày vía của “Dương Cốc Đế Quân” – vị thần chuyên giải tai ách, khổ nạn của bá tánh. Vào ngày này các chùa, miếu thường tổ chức tụng kinh cầu nguyện, bà con đến thắp hương cầu an.
Rằm tháng Mười còn được biết đến là Tết Hạ Nguyên
Người ta sẽ đem những gì đã được thu hoạch được trong mùa vụ vừa rồi để chế tạo thức ăn. Có thể là xôi, chè, bánh ít, bánh cúng, bánh bột lọc, bánh gạo… theo phong tục địa phương. Cùng với mâm cơm dâng cúng dâng thổ địa linh thông, tổ tiên, ông bà. Ngày Rằm tháng Mười vì vậy cũng được xem là dịp để tạ ơn.
-
Tổng kết
Ngày rằm mang ý nghĩa, giá trị tâm linh đặc biệt trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Việc thờ cúng ngày rằm hàng tháng là phổ biến. Đó không chỉ thể hiện lòng thành, sự biết ơn đối với ông bà tổ tiên mà còn cầu mong sự bình yên, an lạc.
Tham khảo ngay:
- TỔNG HỢP PHONG TỤC TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
- TOP NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ NGÀY TẾT – BẠN CÓ BIẾT?
- Ý NGHĨA CỦA NHANG KHOANH TRONG VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI VIỆT
- Ý NGHĨA CỦA VIỆC THẮP NHANG TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH