NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC

nhung dieu can biet ve ngu hanh tuong khac

Ngũ hành tương khắc có lẽ đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trong đời sống con người. Hơn nữa, về quan hệ tương khắc, nếu không biết tránh thì sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phần lớn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về ý nghĩa cũng như quy luật vận hành của chúng. Qua bài viết dưới đây, Mộc Trầm Hương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều cần biết về quy luật tương khắc trong ngũ hành.

  • Ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ

  • Ngũ hành là gì? Nguồn gốc của ngũ hành từ đâu?

Theo thuyết cổ đại Trung Hoa, trên trái đất vạn vật đều được phát sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản. Đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và được gọi là 5 yếu tố ngũ hành.

Từ xa xưa ngũ hành đã được ứng dụng rất nhiều trong đời sống phong thủy. Cho đến bây giờ, ngũ hành phong thủy vẫn có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Nó tác động mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của đời sống con người.

Ngũ hành phong thủy có sức ảnh hưởng vô cùng lớn

Ngũ hành âm dương chính là đề cao sự cân bằng, hòa hợp giữa các yếu tố. Vì vậy đã xuất hiện các quy luật. Chúng bao gồm:

  • Mối quan hệ tương sinh
  • Mối quan hệ tương khắc
  • Mối quan hệ phản sinh.
  • Mối quan hệ phản khắc.

Các yếu tố ngũ hành cùng tồn tại và tương tác qua lại với nhau. Tương tự, các quy luật này cũng vậy. Các quy luật cũng có mối quan hệ tác động qua lại nhau.

  • Đặc tính của ngũ hành

Quy luật ngũ hành giải thích cho sự tương tác qua lại của vạn vật trong vũ trụ. Vậy nên ngũ hành không bao giờ mất đi, nó tồn tại mãi theo thời gian và không gian. Ngũ hành cũng là động lực cho sự vận động và phát triển của vạn vật.

Quy luật ngũ hành giải thích cho sự tương tác qua lại của vạn vật trong vũ trụ

Ngũ hành bao gồm 3 đặc tính là: Lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng.

  • Lưu hành: 5 yếu tố ngũ hành tồn tại trong không gian và thời gian luôn luôn vận động không ngừng. Như nước sẽ tới mát mọi chỗ nó đi qua, lửa sẽ đốt cháy mọi thứ nó đi qua.
  • Luân chuyển: Dưới sự tác động của các yếu tố xung quanh vật chất luôn luân chuyển. Chẳng hạn như hành thủy chảy vào hành mộc sẽ tiếp nhận nước và cây sẽ lớn lên.
  • Biến đổi: Vật chất không mất đi mà chúng chuyển hóa từ dạng này qua dạng khác. Nhờ vậy mà chúng tác động qua lại, cùng nhau tồn tại và phát triển.
  • Ngũ hành tương khắc là gì?

  • Ngũ hành tương khắc

Tương khắc nghĩa là áp chế, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng với tương sinh. Nhưng nếu quá nhiều sẽ khiến mọi thứ suy vong. Quy luật tương khắc trong ngũ hành âm dương là:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa lớn, đạt đến nhiệt độ nhất định sẽ nung chảy kim loại.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, rìu để chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng trong đất khiến đất trở nên khô cằn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Ngũ hành tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng với tương sinh

  • Ngũ hành phản khắc

Trong ngũ hành tương khắc tồn tại 2 mối quan hệ: cái khắc chế và cái bị khắc. Tuy nhiên, khi cái khắc chế dùng quá nhiều sức mạnh thì ngược lại nó có thể bị thương.

  • Kim khắc Mộc: Nhưng khi gỗ quá cứng khiến dao bị gãy
  • Mộc khắc Thổ: Nhưng nhiều đất quá sẽ khiến cây suy yếu.
  • Thổ khắc Thủy: Nhưng nước nhiều sẽ khiến đất bị sạt lở, bào mòn.
  • Thủy khắc Hỏa: Nhưng Lửa quá nhiều thì nước cũng phải cạn.
  • Hỏa khắc Kim: nhưng nhiều lửa quá thì kim sẽ bị dập tắt.
  • Ngũ hành tương khắc theo từng mệnh

  • Ngũ hành tương khắc mệnh Kim

Ta có Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc. Tức là lửa làm kim loại biến đổi và tan chảy, kim loại lại làm tổn hại đến cây cối.

Với mối quan hệ tương khắc như vậy, có thể thấy mệnh Kim khắc với mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Vậy nên những người mệnh Kim nên hạn chế sử dụng đồ vật mang màu của mệnh Hỏa và Mộc.

  • Ngũ hành tương khắc mệnh Mộc

Theo ngũ hành tương khắc ta có Mộc khắc Thổ và Kim khắc Mộc. Cây cối hút chất dinh dưỡng từ đất và kim loại (dao, rìu) được dùng để chặt cây. Vậy nên mệnh Mộc cần hạn chế va chạm với mệnh Kim để tránh bị suy giảm.

Mộc cần hạn chế va chạm với mệnh Kim để tránh bị suy giảm

  • Ngũ hành tương khắc mệnh Thủy

Mệnh thủy là nước nên khắc với mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Lửa và nước từ lâu đã là hai hình ảnh trái ngược nhau. Còn với mệnh Thổ, nước chảy cuốn trôi đất và ngược lại, đất cũng cản trở dòng chảy của nước.

  • Ngũ hành tương khắc mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa là lửa. Theo ngũ hành âm dương thì Thủy khắc Hỏa và Hỏa khắc Kim. Nước tuy dập tắt lửa, nhưng nếu lửa quá lớn thì cũng cần nước làm dịu, điều hòa. Bên cạnh đó, lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại. Vậy nên người mệnh Hỏa cần lưu ý với mệnh Thủy và Kim.

  • Ngũ hành tương khắc mệnh Thổ

Theo quy luật tương khắc của ngũ hành phong thủy thì Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thủy. Vậy nên mệnh Mộc sẽ là mệnh cản trở sự phát triển của mệnh Thổ. Vì cây cối sẽ hút hết chất dinh dưỡng của đất. Vậy nên người mệnh Thổ cần hạn chế sử dụng màu sắc của mệnh Mộc. Như vậy sẽ hạn chế được những điều xui rủi xảy đến.

Mệnh Thổ cần hạn chế sử dụng màu sắc của mệnh Mộc

  • Tổng kết

Ngũ hành tương khắc là một trong những quy luật tất yếu trong phong thủy. Và cũng giống như ngũ hành âm dương, ngũ hành phong thủy luôn đề cao cân bằng năng lượng. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn cái nhìn tổng quan về quy luật tương khắc trong ngũ hành. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau!

Tham khảo thêm: 

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
036 785 0304