TỔNG HỢP PHONG TỤC TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

TỔNG HỢP PHONG TỤC TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

TỔNG HỢP PHONG TỤC TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM (1)

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam là những nét văn hóa lâu đời với nhiều ý nghĩa đặc biệt. Vì Tết có ý nghĩa thiêng liêng với mỗi người con Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta quây quần bên gia đình và người thân. Các phong tục đó là một phần không thể thiếu để tạo nên bầu không khí Tết ấm cúng. Trong bài viết này Mộc Trầm Hương sẽ cung cấp đến bạn tổng hợp các phong tục Tết cổ truyền Việt Nam.

  • Các phong tục Tết cổ truyền Việt Nam phổ biến nhất

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trang hoàng nhà cửa

Việc dọn dẹp nhà cửa ngày Tết dường như vừa là phong tục vừa là thói quen của người Việt chúng ta. Việc dọn dẹp là để tiễn năm cũ và vừa để đón năm mới. Vào những ngày cuối năm người người nhà nhà sẽ sửa sang, chùi rửa đồ đạc trong nhà. Tất cả đồ đạc sẽ được chùi rửa thật sạch sẽ, từ nội thất đến chén bát và đồ dùng bếp.

Việc dọn dẹp là để tiễn năm cũ và vừa để đón năm mới

Bên cạnh đó, những món đồ mới cũng được sắm sửa để trang hoàng nhà cửa để trông mới mẻ hơn. Những chậu hoa, cành đào mai, những đồ trang trí khác đều giúp tạo nên không khí Tết đầm ấm.

  • Cúng ông Công ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo. Theo truyền thống thì cá vàng sẽ là phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện xảy ra một năm vừa qua tại nhân gian.

Tham khảo thêm: CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

  • Gói bánh Chưng bánh Tét

Bánh chưng bánh Tét là món ăn truyền thống ngày Tết của các gia đình Việt Nam. Thông thường các gia đình sẽ tụ tập gói bánh vào 28, 29 Tết. Gói bánh Chưng bánh Tét ngày Tết là hoạt động giúp gắn kết tình cảm gia đình hơn. Cả gia đình quây quần bên nhau cùng gói bánh và trông nồi bánh có lẽ là ký ức đẹp của nhiều người. Do sự phát triển của xã hội, càng ngày càng ít gia đình tự tay gói bánh mà thay vào đó là đặt mua.

  • Bày mâm ngũ quả

Ngũ quả tức là 5 loại hoa quả khác nhau tượng trưng cho Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ

Mâm ngũ quả là lễ vật thờ cúng không thể thiếu ngày Tết với mong muốn những điều tốt đẹp. Ngũ quả tức là 5 loại hoa quả khác nhau tượng trưng cho Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ. 

  • Thăm mộ tổ tiên

Vào những ngày cuối năm con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên. Sau khi sửa sang và dọn dẹp bày tỏ lòng hiếu thảo sẽ mời vong linh tổ tiên về với con cháu.

  • Cúng sang canh giao thừa

Vào lúc đón giao thừa để chào mừng năm mới các gia đình người Việt sẽ bày mâm cúng đơn giản với gà luộc để cúng sang canh. Đây là phong tục Tết cổ truyền từ xa xưa của người Việt Nam để cảm tạ trời đất và cầu mong năm mới bình an.

  • Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam. Vì theo quan niệm xưa, người xông đất sẽ quyết định cả một năm phát đạt hay không may mắn của gia đình gia chủ. Vậy nên gia chủ thường xem tuổi và mời những người có tuổi hợp đến xông đất. Người xông đất đến kèm theo các lời chúc sẽ giúp gia chủ một năm may mắn, phát tài.

  • Chúc Tết và mừng tuổi

Mừng tuổi cho con cháu những đồng tiền may mắn đầu năm trong bao lì xì

Vào mùng một Tết người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè thân quen. Và người lớn sẽ mừng tuổi cho con cháu những đồng tiền may mắn đầu năm trong bao lì xì. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở tấm lòng, ý nghĩa.

  • Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết. Hái lộc là để cầu may mắn và rước lộc vào nhà đầu năm.

  • Phong tục ngày Tết các vùng miền khác nhau như thế nào

Việt Nam là một đất nước trải dài theo chiều dọc với lịch sử hình thành lâu đời. Vậy nên đã hình thành các vùng miền với khí hậu và phong tục khác nhau. Dù các phong tục Tết cổ truyền Việt Nam vẫn có những nét riêng mang đặc trưng vùng miền.

Dễ thấy nhất chính là thời tiết. Trong khi miền Bắc đón Tết trong không khí lạnh buốt thì miền Nam là thời tiết ấm áp với ánh nắng chan hòa. Vậy nên ở miền Bắc ngày Tết sẽ là sắc đỏ hoa đào còn miền Nam sắc vàng hoa mai.

Phong tục tập quán Việt Nam ngày Tết các vùng miền cũng khác nhau rõ rệt qua các món ăn. Ví dụ như miền Bắc sẽ là bánh chưng, miền Nam là bánh Tét. Mâm cơm ngày Tết miền Bắc không thể thiếu món thịt đông, còn miền Nam là thịt kho tàu.

Bên cạnh những điều khác biệt trên, còn có những điều kiêng kỵ vào dịp Tết. Người dân Nam Bộ xưa có phong tục kiêng kỵ vào sáng mùng một, ngoài đường trước ngõ tĩnh lặng. Bên cạnh đó cãi cọ, quét nhà… cũng là những điều cấm kỵ. Và cũng không được mở cửa cho tới khi có người xông đất.

  • Tổng kết

Các phong tục tập quán Tết cổ truyền Việt Nam rất đa dạng và còn mang đặc trưng vùng miền. Tuy vậy những phong tục phổ biến và quan trọng của người Việt Nam thì không phân biệt vùng miền. Những phong tục ngày Tết này phần nào toát lên được nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc ta.

Tham khảo thêm: 

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
036 785 0304