NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN » Mộc Trầm Hương - MTH JEWELRY

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN

nguon-goc-va-y-nghia-sau-sac-cua-tet-nguyen-dan

Tết Nguyên Đán là dịp lễ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là thời điểm để mọi người đoàn tụ bên gia đình, trở về quê hương và hoài niệm tổ tiên. Hơn nữa, đây còn là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của ngày đặc biệt này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn thu hoạch thêm những thông tin hữu ích về ngày Tết cổ truyền này!

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán năm là dịp lễ quan trọng và ý nghĩa nhất trong năm của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch, với nhiều tên gọi khác nhau như: Tết cổ truyền, Tết Âm lịch, Tết Cả, Tết ta,…

Theo phiên âm của Hán – Việt thì “Tết” của chữ Hán là tiết. “Nguyên” theo chữ Hán sẽ là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Do đó, cách đọc đúng nhất theo phiên âm chữ Hán Việt là “Tiết Nguyên Đán”.

nguon-goc-va-y-nghia-sau-sac-cua-tet-nguyen-dan-h1
Tết Nguyên Đán năm là dịp lễ của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch

Thời gian diễn ra của ngày Tết Nguyên Đán 

Ngày lễ Tết này được tính bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm theo âm lịch, thông thường sẽ muộn hơn Tết Dương lịch (Tết Tây) từ 1 đến 2 tháng vì quy luật 3 năm nhuận 1 tháng theo năm Âm lịch. Vậy nên thời khắc bắt đầu Tết Nguyên Đán sẽ rơi vào khoảng giữa từ ngày 21/01 đến ngày 09/02.

Tết ta diễn ra vào thời gian nông dân không bận rộn, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Bởi theo truyền thống, thì hầu hết người dân Việt Nam đều làm nông vì vậy những lúc có thời gian nhàn rỗi sẽ có tâm lý phấn khởi, bù đắp khoảng thời gian làm việc vất vả.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ, cho đến 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến – ngày 7 tháng Giêng).

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán 

Nguồn gốc của ngày Tết Âm lịch hiện nay vẫn có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này. Hầu hết thông tin cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam vào trong 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng theo như sự tích lịch sử Việt Nam, truyện “Bánh chưng bánh dày”, thì người Việt đã có dịp lễ này từ thời vua Hùng nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.

Theo như Khổng Tử đã viết rằng “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”, từ đó cũng có thể hiểu rằng Tết Nguyên Đán là bắt nguồn từ Việt Nam.

Tuy có nhiều tranh luận xoay quanh nguồn gốc của ngày Tết này là bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc, song có thể thấy được lễ Tết ở mỗi nước đều có những nét đặc trưng riêng và đây là ngày lễ quan trọng của người dân mỗi nước.

nguon-goc-va-y-nghia-sau-sac-cua-tet-nguyen-dan-h2
Lễ Tết ở mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng và đây là ngày lễ quan trọng của người dân mỗi nước

Tết Nguyên Đán có ý nghĩa gì?

Tết Nguyên Đán là khoảnh khắc giao thoa giữa trời và đất

Ngày Tết Âm lịch được xem là thời điểm biểu hiện của sự giao thoa giữa trời đất, và con người trở nên gần với thần linh hơn. Tết có nghĩa là tiết (biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông trong năm, một quy trình kết thúc và có ý nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh như thần Đất, thần Nước, thần Mặt trời, thần Mưa, thần Sấm,… và cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu. 

Tết Nguyên Đán là dịp lễ để thể hiện lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

Có thể Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là dịp lễ quan trọng nhất để con cháu trong nhà sẽ đoàn tụ lại, chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả thịnh soạn nhất. Theo quan dân gian ngày xưa, vào ngày lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu, phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe và hòa thuận hơn.

nguon-goc-va-y-nghia-sau-sac-cua-tet-nguyen-dan-h3
Tết Nguyên Đán là dịp lễ để thể hiện lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

Tết Nguyên Đán tràn đầy may mắn và hy vọng

Năm mới biểu dương cho khởi đầu mới, vì vậy mỗi dịp Tết Nguyên Đán đến mọi người thường rủ nhau đi chùa để cầu phúc và cầu may cho một năm đang gần kề.

Từ xưa đến nay, con người ta có quan niệm rằng năm mới Âm lịch đến sẽ xua đuổi đi những điều không may của năm cũ, đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Do đó, đây là thời gia được nhiều người lựa chọn để bắt đầu công việc và là thời điểm tốt để khởi nghiệp nhờ vào vận khí năm mới.

Tết là sinh nhật của mọi người

“Mừng thêm tuổi mới”: Đây là câu cửa miệng thân thuộc của ông bà, cha mẹ, cô chú khi chúc tết nhau để mừng nhau thêm một tuổi. 

Vào dịp ngày Tết Nguyên Đán mọi người sẽ trao nhau những lời chúc may mắn nhất, một năm mới tốt đẹp hơn tràn đầy hy vọng. Thông thường, người lớn sẽ mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ để mong cho các cụ được sống lâu khỏe mạnh, còn các cháu sẽ chóng lớn, ngoan ngoãn và học giỏi.

nguon-goc-va-y-nghia-sau-sac-cua-tet-nguyen-dan-h4
“Mừng thêm tuổi mới”: Đây là câu cửa miệng thân thuộc của ông bà, cha mẹ, cô chú khi chúc tết nhau

Tổng kết

Bài viết này đã thể hiện ý nghĩa của Tết Nguyên Đán là gì và những phong tục Tết Nguyên Đán phổ biến của người dân Việt Nam. Mộc Trầm Hương hy vọng qua đây, các bạn sẽ thu hoạch thêm thông tin về ngày Tết cổ truyền và chúc các bạn có một cái Tết hạnh phúc bên gia đình mình!

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
036 785 0304