NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỄ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO  » Mộc Trầm Hương - MTH JEWELRY

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỄ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 

nhung-dieu-can-biet-ve-le-cung-ong-cong-ong-tao

Cúng ông Công ông Táo là phong tục tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Tháng Chạp đến, người người nhà nhà lại tất bật sửa soạn mâm cúng để tiễn ông Công, ông Táo về Trời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nghi lễ cúng chuẩn và đầy đủ nhất năm 2023 theo truyền thống nhé. 

Thời gian và địa điểm cúng ông Công ông Táo 

Theo quan niệm xưa, lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những phong tục tết cổ truyền tốt đẹp của Việt Nam trước thềm năm mới. Ông Công là người cai trị đất đai, ông Táo (hai ông và một bà) là người chuyên trông nom việc bếp núc. 

Ông Công và ông Táo là thần được Thiên Đình cử xuống dương gian để giám sát những việc làm của con người và báo cáo về hằng năm khi chuẩn bị bước sang năm mới. Những vị đóng vai trò như người luận công trạng hay tội lỗi của mỗi người ở thế gian. Theo đó, để tích thêm công lao, ân đức và nhiều may mắn, các gia đình Việt sẽ bày mâm cỗ để tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời.

Theo các nhà phong thủy và nghiên cứu văn hóa, việc tiễn ông Công, ông Táo năm 2023 phải lưu ý những điều sau:

Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào ?

Cỗ cúng ông Công ông Táo về Trời là nét đẹp văn hóa của người dân Việt. Song việc cúng kiếng cũng cần phải chú ý cúng đúng ngày giờ để các vị có thể về chầu Trời thuận lợi.

Theo quan niệm dân gian, nghi thức cúng ông Công và ông Táo sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm. Như vậy, ứng với lịch năm 2023, ngày tiễn ông Táo, ông Công về Trời sẽ rơi vào thứ Bảy, ngày 14/1 Dương lịch.

Bên cạnh đó, lễ cúng có thể tiến hành trước đó 1 vài ngày, trước khi ông Táo bay về trời, với ngụ ý là gia chủ sẽ báo cáo vạn sự với ông táo, và việc ông về chầu trời sẽ đúng ngày 23 tháng Chạp. Do đó, tùy vào hoàn cảnh của mỗi nhà có thể thực hiện lễ vào trưa, tối ngày 22 hay sáng ngày 23, hoặc có thể sớm hơn, tức trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Ngược lại tránh cúng sau 12 giờ trưa, bởi vì sau 12 giờ trưa đã đóng cửa thiên đình. Do đó ngày 23 có thể thực hiện nghi lễ trong buổi sáng. 

nhung-dieu-can-biet-ve-le-cung-ong-cong-ong-tao-h1
Gia chủ nên cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp

Cúng lễ ông Công ông Táo ở đâu là tốt nhất ?

Ngoài việc lưu ý thời gian thực hiện lễ, việc tiến hành cúng nơi nào cũng cần được chú ý khi đưa ông Công, ông Táo về chầu Trời. Theo quan niệm xưa, ông Công là thổ thần cho nên cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Trong khi đó, ông Táo là thổ địa trông coi việc bếp núc vì vậy lễ cúng cần được thực hiện ở dưới bếp.

Có nhiều gia đình sẽ lập bàn thờ riêng để biểu hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh. Trong miền Nam, gia đình có bàn độc ông Công, ông Táo nên có thể cúng tại đó. Với miền Bắc, không có bàn thờ cúng ông Công ông Táo riêng, thì có thể thực hiện ở bàn thờ chính của gia đình. Ngoài ra, có những nơi người ta sẽ cúng ngoài trời hoặc nơi làm việc, chỉ cần có sử dụng bếp thì nên cúng hoặc có thể cúng ở ban thần tài. Do đó, việc cúng ông Táo không cần bắt buộc phải cúng nơi nào. 

Tuy nhiên, nét văn hóa chung nhất là thực hiện lễ cúng ở những vị trí sạch sẽ, trang nghiêm. Tùy vào phong tục tập quán ở mỗi địa phương, các gia chủ sẽ lựa chọn nơi để tiến hành lễ khác nhau.

Vật lễ cúng ông Công ông Táo

Đồ cúng ông Công ông Táo với người dân Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Mỗi công việc tiến hành cúng đều được gia chủ chuẩn bị cẩn trọng. Đặc biệt, trong nghi lễ sẽ có những món đồ lễ không thể thiếu.

Phổ biến, vật lễ cúng sẽ bao gồm ba chiếc mũ Táo quân. Trong đó, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn và hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn. Cả ba chiếc mũ đều sẽ có sắc màu rực rỡ và được trang trí lóng lánh.

Với vài gia đình, chỉ trang bị một chiếc mũ cánh chuồn để biểu trưng kèm theo áo và đôi gia giấy. Màu áo mũ của ông Công và ông Táo có thể thay đổi theo thuyết ngũ hành. Bên cạnh đó, nhiều gia chủ còn chuẩn bị thêm vàng thỏi giấy để đốt sau khi cúng.

Ngoài ra, việc sắm lễ cúng ông Công ông Táo còn bao gồm phương tiện di chuyển cho các vị thần này. Người dân sẽ cúng cá chép sống trong chậu nước với ngụ ý “lý ngư hóa long” nghĩa là cá chép hóa rồng và đưa ông Táo về trời. Riêng ở miền Trung, gia chủ sẽ trang bị con ngựa giấy với yên, cương đầy đủ để các vị thần cưỡi về Thiên Đình. 

nhung-dieu-can-biet-ve-le-cung-ong-cong-ong-tao-h2
Cá chép hóa rồng là phương tiện đưa ông Táo về trời

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo là phần quan trọng trong ngày đưa ông về chầu Ngọc Hoàng. Tùy vào gia cảnh và vùng miền mà mâm cúng có thể khác nhau. Theo truyền thống tết cổ truyền, thông thường mâm cỗ cúng sẽ bao gồm: Gạo, muối, thịt vai heo luộc, chén canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu,1 lọ hoa đào nhỏ và 1 lọ hoa cúc.

Theo tập tục xưa, đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng ông Công ông Táo thêm một con gà luộc. Gà luộc phải thuộc loại gà cồ mới biết gáy (tức gà mới lớn) ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Chúa Trời cho đứa trẻ lớn lên có nhiều kiên tâm và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Theo thời gian, tùy vào hoàn cảnh gia đình và đặc trưng mỗi vùng miền, mâm lễ cúng ông Công, ông Táo dần có sự khác nhau giữa các khu vực. Việc giữ gìn phong tục là điều cần thiết, tuy nhiên, khuyến khích lễ cúng ông Công ông Táo đơn giản vẫn hơn. Hơn nữa, điều quan trọng nhất vẫn là thành tâm, thể hiện đạo lý truyền thống của người Việt.

Tuy nhiên, những món phải kiêng kỵ trên mâm cúng từ thượng cổ đến bây giờ không nên cúng thịt chó, cá mè, thịt trâu, vịt, ngan…

nhung-dieu-can-biet-ve-le-cung-ong-cong-ong-tao-h3
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo là phần quan trọng trong ngày đưa ông về chầu Ngọc Hoàng

Cách thức cúng ông Công ông Táo

Chuẩn bị trước

Trước khi thực hiện nghi lễ, phải chuẩn bị cẩn trọng để thể hiện sự trang trọng đối với các vị thần. Và công tác chuẩn bị sẽ diễn ra với hai nghi thức quan trọng là khấn xin lau dọn và thực hiện lau dọn.

Tiến hành lễ cúng 

Ở giai đoạn này, hai nghi tiết quan trọng cần thực hiện là bày trí mâm và khấn bái. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong thủ tục cúng ông Công ông Táo và được các gia chủ đặc biệt chú ý.

Sau khi cúng 

Gia chủ cần chuẩn bị văn khấn cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chuẩn nhất. Sau khi hoàn thành nghi tiết khấn vái, mọi người chờ hương cháy 2/3 thì đã có thể thực hiện hóa vàng, thả cá chép và hạ lễ. 

nhung-dieu-can-biet-ve-le-cung-ong-cong-ong-tao-h4
Tiến hành cúng ông Công ông Táo đều phải thực hiện theo những trình tự nhất định

Văn cúng ông Công ông Táo

Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin (Văn khấn cổ truyền Việt Nam), bài cúng 23 ông Công ông Táo cổ truyền Việt là:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Những điều kiêng kỵ cúng ông Công ông Táo

  • Cúng ông Công ông Táo không quá 12 giờ trưa ngày 23
  • Tác phong kín đáo, sạch sẽ nhằm thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các vị quan thần.
  • Khấn cúng ông Công ông Táo với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.
  • Để mâm lễ ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng, không đặt ở dưới bếp
  • Không thả cá chép từ trên cao xuống, cần phải thả nhẹ nhàng ở mép nước.
nhung-dieu-can-biet-ve-le-cung-ong-cong-ong-tao-h5
 Nên lưu ý những điều kiêng kỵ để tránh mang lại điềm xấu cho gia chủ

Tổng kết về nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể thu hoạch kiến thức về nguồn gốc của nghi lễ cúng ông Công, ông Táo. Hơn nữa, mọi người nên lưu ý cách cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị cho ngày lễ này thật chu đáo nhé!

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
036 785 0304